Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2018

Tranh luận sôi nổi về số liệu phản ánh vi phạm của ngành công an

Liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành công an, phiên chất vấn sáng 1/11 trở nên sôi nổi trong phần tranh luận giữa hai đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) và Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) về số liệu phản ánh vi phạm của ngành công an. Trước đó, chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đặt vấn đề qua báo cáo thấy rằng “vi phạm của cơ quan điều tra rất khủng khiếp." Con số đại biểu Lưu Bình Nhưỡng dẫn giải là “không thụ lý tin tố giác 94%; chậm gửi quyết định cho Viện Kiểm sát 86%; xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%; vi phạm trong tống đạt 100%..." Theo đại biểu, đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an phải có thái độ hết sức nghiêm khắc đối với anh em trong cơ quan điều tra trong lĩnh vực này. Tranh luận với đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu cho biết từ hôm qua tới giờ, ông liên tục nhận được điện thoại và tin nhắn của cử tri trong lực lượng công an quan tâm đến phát biểu của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng sáng 31/

Việc thăm dò, khai thác cát sỏi lòng sông sẽ phải thông qua đấu giá

Tại hội trường Quốc hội, nhiều vấn đề các đại biểu chất vấn liên quan đến lĩnh vực tài nguyên, môi trường như chương trình, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long; quản lý, chuyển đổi đất đai nông lâm trường; vấn đề khai cát, sỏi lòng sông trái phép vẫn tiếp diễn trong thời gian qua... Trong phiên sáng 1/11, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã có những trao đổi, giải đáp về những vấn đề trên trước các đại biểu, cử tri. Khai thác cát, sỏi lòng sông sẽ phải thông qua đấu giá Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đại biểu Bố Thị Xuân Linh (Bình Thuận) có đề cập tình trạng khai thác cát, sỏi không phép, phá rừng trái phép khiến nhân dân và cử tri cả nước quan tâm, bức xúc. Theo đại biểu, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã nhiều lần kiến nghị với Chính phủ, trong đó đã 6 lần báo cáo liên tục tại các kỳ họp của Quốc hội khóa XIII, XIV từ năm 2013 đến năm 2018 nhưng hiện nay tình trạng này vẫn chưa chấm

Quy hoạch xây dựng tỉnh - hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững

Theo dự kiến, ngày 2/11, tại kỳ họp 6, Quốc hội khóa XIV sẽ xem xét và cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch (Dự án Luật). Một trong những nội dung được quan tâm là tránh sự trùng lặp giữa Quy hoạch tỉnh trong Luật Quy hoạch và Quy hoạch xây dựng tỉnh mà Dự án Luật đang đề cập đến. Không thể thiếu Quy hoạch xây dựng tỉnh Dự án Luật bao gồm 32 điều; trong đó 31 điều quy định việc sửa đổi các luật và 1 điều quy định hiệu lực thi hành. Về sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực xây dựng, có 2 luật thuộc lĩnh vực xây dựng có liên quan đến quy hoạch được sửa đổi, gồm Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị. Các luật này quy định các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành. Đối với Luật Xây dựng, sửa đổi theo hướng xác định rõ các loại quy hoạch xây dựng để đảm bảo đồng bộ thống nhất với Luật Quy hoạch. Theo đó, Quy hoạch xây dựng bao gồm Quy hoạch đô thị, Quy hoạch nông thôn, Quy hoạ

Chủ tịch Quốc hội: Đề nghị xử nghiêm các vụ “chạy” bệnh án tâm thần

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội diễn ra sáng 1/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Y tế phải chỉ đạo xử lý nghiêm các vụ án “chạy” bệnh án tâm thần để trốn tội hình sự vì dân và dư luận rất bức xúc trước sự việc này. Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về làm giả bệnh án tâm thần để trốn trách nhiệm hình sự, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay, qua thông tin báo chí, vừa qua, lực lượng công an đã phát hiện một bác sỹ và một nhân viên của Bệnh viện Tâm thần trung ương 1 phối hợp làm bệnh án giả tâm thần. Hiện vụ việc này vẫn đang được công an điều tra và chưa có kết luận. Bước đầu có 94 hồ sơ bệnh án tâm thần phải kiểm tra và nghi bị làm giả. Phía Bộ Y tế đã triệu tập các bệnh viện tâm thần, giám định pháp y tâm thần để chấn chỉnh. Theo Bộ trưởng Tiến, các quy trình chuẩn đoán chuyên môn, phát hiện, làm bệnh án vào, ra viện đã được ban hành và rà soát hàng năm rất chặt chẽ. Người đứng đầu Bộ Y t

Hai ngày chất vấn: Sôi nổi với 52 lượt đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi

Thứ năm (ngày 1/11), Quốc hội tiếp tục họp phiên toàn thể tại hội trường về chất vấn và trả lời chất vấn dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Như vậy, hai ngày qua, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn về kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV. Trong quá trình chất vấn và trả lời chất vấn đến hết ngày 31/10, đã có 52 lượt đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi chất vấn và 32 lượt đại biểu tranh luận đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, 16 Bộ trưởng, Trưởng ngành gồm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công an, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Lao động, Thương binh và Xã

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận trách nhiệm để lãng phí sách giáo khoa

Sáng 1/11, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn với các thành viên trong Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn về vấn đề của đại biểu Huỳnh Thanh Cảnh (Bình Thuận) về vấn đề trách nhiệm và giải pháp khắc phục tình trạng lãng phí sách giáo khoa. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bày tỏ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cảm ơn các vị đại biểu quốc hội và cử tri góp ý, quan tâm đến những vấn đề bất cập trong sử dụng sách giáo khoa hiện hành. Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có báo cáo tổng thể gửi Quốc hội và các đại biểu quốc hội. Với thực trạng sử dụng sách giáo khoa như vừa qua, việc lãng phí là có thật. Nguyên nhân có nhiều, song trước hết do việc thiết kế sách giáo khoa hiện hành còn nhiều các dạng bài tập khiến học sinh viết, vẽ trực tiếp vào sách giáo khoa dẫn đến không được sử dụng nhiều lần gây lãng phí. Mặc dù việc thiết kế này mang tính chuyên môn và đã tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, nhưng trong hoàn cảnh nước ta còn nghèo thì thật sự chưa phù hợp v

Thủ tướng Chính phủ ký các quyết định về nhân sự ở hai cơ quan

Thủ tướng Chính phủ vừa ký các quyết định về nhân sự Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cụ thể, tại Quyết định 1441/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Đại tá Bùi Hải Sơn, Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, giữ chức vụ Phó Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại Quyết định 1332/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định bà Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/11/2018./.

Ngày cuối tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội

Ngày 1/11, Quốc hội tiếp tục họp phiên toàn thể tại hội trường về chất vấn và trả lời chất vấn. Hôm này là ngày cuối cùng Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện sáu Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết Kỳ họp thứ tư, trong đó có ba nghị quyết về giám sát chuyên đề và ba nghị quyết về chất vấn. Theo Chương trình, cuối phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ phát biểu bế mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Trong ngày ngày chất vấn và trả lời chất vấn thứ hai, nhiều đại biểu Quốc hội đã đặt câu hỏi chất vấn và tranh luận đối với Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, các bộ trưởng, trưởng ngành như Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ;

Việt Nam bảo đảm đầy đủ quyền con người phù hợp với chuẩn mực quốc tế

Trong hai tuần từ 15-29/10/2018, Ủy ban 3 về các vấn đề xã hội, nhân đạo và văn hóa tiếp tục chương trình làm việc khóa 73 Đại Hội đồng Liên hợp quốc với đề mục thảo luận về "thúc đẩy và bảo đảm quyền con người." Ủy ban đã nghe báo cáo và đối thoại với Cao ủy Nhân quyền, Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền, Chủ tịch các Ủy ban Công ước cùng hơn 50 thủ tục của Hội đồng Nhân quyền về nhiều chủ đề như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, lao động di cư, các quyền dân sự-chính trị, các quyền kinh tế-văn hóa-xã hội, quyền phát triển… Các nước tiếp tục khẳng định cam kết và kêu gọi tăng cường nỗ lực thúc đẩy và bảo đảm quyền con người, đặc biệt trong bối cảnh năm 2018 kỷ niệm 70 năm Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế và 25 năm Tuyên bố và Chương trình Hành động Vienna; đề cao tầm quan trọng và giá trị phổ quát của hai văn kiện này và nhấn mạnh ý nghĩa thiết yếu của việc thúc đẩy và bảo đảm quyền con người đối với mục tiêu duy trì, thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển. T

Ba Lan ấn tượng trước sự thay đổi nhanh chóng của Việt Nam

Chiều 31/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Đại sứ Ba Lan tại Việt Nam, ông Wojciech Gerwel đến chào xã giao. Hoan nghênh Đại sứ nhận công tác tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng với kinh nghiệm làm việc nhiều năm tại Việt Nam trong vai trò tham tán thương mại, ông Wojciech Gerwel sẽ đưa hợp tác kinh tế, thương mại hai nước lên tầm cao mới. Nhìn nhận có lợi thế khi làm việc ở Việt Nam, có cơ hội hiểu biết Việt Nam, Đại sứ khẳng định điều đó sẽ giúp thúc đẩy hơn nữa quan hệ hai nước. Bày tỏ vinh dự nhận công tác ở đất nước Việt Nam tươi đẹp, phát triển nhanh chóng, Đại sứ cho biết các nhà ngoại giao Ba Lan đều bày tỏ ấn tượng trước sự thay đổi nhanh chóng của Việt Nam. Chia sẻ những tình cảm đặc biệt với Việt Nam, Đại sứ cho biết cộng đồng người Việt ở Ba Lan cũng như lưu học sinh Việt Nam học tập tại Ba Lan là cầu nối hữu hiệu thắt chặt hợp tác giữa hai nước. Về những nhiệm vụ, lĩnh vực ưu tiên thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong nhiệm

Việt Nam cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Nhật Bản

Chiều 31/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đoàn lãnh đạo tỉnh Hyogo, Nhật Bản, do ông Toshizo Ido, Thống đốc tỉnh dẫn đầu, đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam. Thủ tướng hoan nghênh Thống đốc Toshizo Ido và Đoàn thăm Việt Nam trong bối cảnh mối quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam và Nhật Bản phát triển tốt đẹp và hiện hai nước đang có nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm và thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương hai nước, trong đó có thúc đẩy các địa phương của Việt Nam hợp tác với tỉnh Hyogo. Cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dành thời gian tiếp, Thống đốc tỉnh Hyogo Toshizo Ido cho biết đây là lần thứ ba đến Việt Nam và vui mừng nhận thấy nhiều sự thay đổi tích cực về cơ sở hạ tầng. Thống đốc cho biết chương trình Đoàn sang Việt Nam lần này sẽ làm việc với nhiều địa phương của Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư, trong đó có Thành phố Hồ

Họp Quốc hội: Chất vấn các thành viên Chính phủ về nhiều vấn đề nóng

Thực hiện Chương trình làm việc, ngày 31/10, Quốc hội tiếp tục họp phiên toàn thể tại hội trường về chất vấn và trả lời chất vấn. Đây là ngày thứ hai Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện sáu Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết Kỳ họp thứ 4, trong đó có ba nghị quyết về giám sát chuyên đề và ba nghị quyết về chất vấn. Trong ngày chất vấn và trả lời chất vấn thứ hai, nhiều đại biểu Quốc hội đã đặt câu hỏi chất vấn và tranh luận đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ trưởng, Trưởng ngành như Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ; Bộ trưởng các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... Nội dung chất vấn và trả lời chất vấn xoay quanh vấn đề sửa đổi các quy định không phù hợp trong giáo dục; tăng cường liên kết đào tạo nghề với doan

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ du lịch Việt Nam

Chiều 31/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Greg Norma - người Australia, vừa được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ du lịch Việt Nam nhiệm kỳ 2018-2021 vào trưa cùng ngày. Chúc mừng ông Greg Norman trở thành Đại sứ du lịch của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng khách du lịch 30%/năm, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Do đó, Thủ tướng mong muốn ông Greg Norman có nhiều ý kiến tâm huyết giúp ngành du lịch Việt Nam phát triển, thúc đẩy thu hút du khách quốc tế. Đánh giá cao kinh nghiệm của ông Greg Norman, Thủ tướng bày tỏ tin tưởng ông sẽ giúp tăng trưởng nhanh khách quốc tế đến Việt Nam; quảng bá hình ảnh về du lịch Việt Nam ra thế giới. Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam có môi trường chính trị xã hội ổn định, an ninh an toàn đối với khách du lịch, có nhiều điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế. Đặc biệt, Việt Nam đang có nhiều biện pháp cải cách

Điện chúc mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội khóa XIV bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Bangladesh, Cộng hòa Kazakhstan đã gửi điện mừng. Tổng thống Cộng hòa nhân dân Bangladesh Abdul Hamid và Thủ tướng Cộng hòa nhân dân Bangladesh Sheikh Hasina đã gửi điện chúc mừng tới Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Nursultan Nazarbayev đã gửi điện chúc mừng tới Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Phú Trọng./.

Họp Quốc hội: Không có lợi ích nhóm trong xử lý các dự án kém hiệu quả

Không có chuyện bao che dù ở bất cứ cấp nào với những cá nhân và tổ chức vi phạm; không có lợi ích nhóm trong việc xử lý đối với các dự án kém hiệu quả. Đây là khẳng định của Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh khi trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội tại phiên họp chiều 31/10. Tiến độ xử lý dự án chậm Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) cho biết trong các phiên chất vấn trước đây, ông đã đặt vấn đề xử lý các dự án thua lỗ tại Bộ Công Thương. Đến nay, mặc dù Chính phủ, Bộ Công Thương đã có nhiều ý kiến chỉ đạo triển khai xử lý nhưng tiến độ còn chậm, đặc biệt tại Dự án Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2. Văn bản kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu tiến độ tiến hành thoái vốn dự án trong năm 2018 nhưng đến nay đã là quý 4/2018, vẫn chưa được thực hiện. "Sự chậm trễ ở đây là gì? Có lợi ích nhóm trong việc cố tình kéo dài thoái vốn tại doanh nghiệp để trục lợi?" đại biểu đặt câu hỏi. Ngoài ra, cử tri và nhân dân nghi ngờ tính nghiêm minh trong xử

Đảm bảo người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình

Chiều 31/10, Quốc hội tiếp tục tiến hành phiên chất vấn đối với các thành viên Chính phủ về các nội dung liên quan đến việc thực hiện sáu nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn. Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã giải đáp các vấn đề về chính sách đối với người có công với cách mạng. Cụ thể hóa chính sách cho người có công theo tình hình, điều kiện cụ thể Nêu vấn đề tại phiên chất vấn, đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Hội (đoàn Nghệ An) mong muốn Chính phủ quan tâm tới việc điều chỉnh chính sách dành cho người có công - nhất là trường hợp liệt sỹ hy sinh trước năm 1975 không còn thân nhân, mức tiền thờ cúng hỗ trợ hiện nay chỉ có 500.000 đồng. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung ghi nhận ý kiến của đại biểu, đồng thời cho biết hiện nay, theo Chỉ thị 14 của Ban Bí thư, kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cùng các địa phương đang tiến hành tổng kết 5 năm thi hành Pháp lệnh Người c

Kiên quyết xử lý tình trạng chồng chéo trong thanh tra, kiểm toán

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều 31/10, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái đã giải trình, làm rõ nhiều nội dung liên quan đến việc tiếp công dân định kỳ; giải pháp khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán... Tiếp công dân gắn với giải quyết khiếu nại, tố cáo Đại biểu Quách Thế Tản (Hòa Bình) nêu câu hỏi theo báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc tiếp công dân định kỳ của chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp hầu hết chưa đạt yêu cầu theo quy định của Luật Tiếp công dân; đối thoại với công dân còn hình thức, kết quả giải quyết vụ việc chưa cao và còn nhiều vụ việc khiếu kiện đông người vượt cấp. Báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng có nhận định tương tự. Đại biểu đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng này. Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái thừa nhận bên cạnh những địa phương, bộ, ngành làm tốt công tác tiếp công dân, vẫn còn một số người đứng đầu không thực

Công tác xây dựng Đảng tại Việt Nam trong mắt của bạn bè quốc tế

Phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII diễn ra tại thủ đô Hà Nội từ 7/5 đến ngày 12/5/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định sự trưởng thành, phát triển của đội ngũ lãnh đạo các cấp cùng những ưu điểm trong công tác cán bộ là một trong những nhân tố then chốt, quyết định những thành tựu to lớn, mang ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới. Tổng Bí thư nhấn mạnh đất nước đang đứng trước những yêu cầu mới, những thời cơ, thuận lợi và thách thức đan xen, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Từ cách tiếp cận đó, Hội nghị Trung ương 7 đã tập trung thảo luận và thông qua Nghị quyết 26-NQ/TW về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ," với những quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. Nội hàm giáo dục, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ, đảng viên cả về lý luận chính trị và chu

Lào muốn Việt Nam tiếp tục giúp đào tạo cán bộ kiểm tra Đảng

Ngày 31/10 tại thủ đô Vientiane, Đoàn đại biểu cấp cao Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm Trưởng đoàn đã đến chào xã giao Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào Bounnhang Vorachith và Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith. Tại các buổi tiếp, ông Trần Cẩm Tú chân thành cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào và Thủ tướng Lào đã dành thời gian tiếp đoàn, trân trọng gửi lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc sức khỏe của Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tới Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào Bounnhang Vorachith và lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc sức khỏe của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Thủ tướng Thongloun Sisoulith. Ông Trần Cẩm Tú đã chia sẻ trước những mất mát, thiệt hại to lớn về người và tài sản của nhân dân tỉnh Attapeu do sự cố vỡ đập thủy điện gây ra và những thiệt hại do mưa lớn, lũ lụt gây ra tại các tỉnh của Lào trong thời gian vừa qua; bày tỏ tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nhân

Quản lý đất đai sau cổ phần hóa thuộc trách nhiệm của UBND cấp tỉnh

Các vấn đề về quản lý đất đai, định giá quyền sử dụng đất trong cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước; giải pháp quản lý hóa đơn tránh gây thất thu ngân sách... đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải trình tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều 31/10. Phương án sử dụng đất phải được phê duyệt trước khi cổ phần hóa Đề cập đến việc quản lý đất đai trước và sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đại biểu Quách Thế Tản (Hòa Bình) cho rằng công tác này còn nhiều thiếu sót, tức là không tính hoặc tính thiếu giá trị quyền sử dụng đất khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa. Việc này đã dẫn đến thất thoát vốn, tài sản nhà nước. Mặt khác, những vướng mắc liên quan đến đất đai đã gây ảnh hưởng đến tiến độ, kết quả của quá trình cổ phần hóa. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Tài chính đưa ra các giải pháp khắc phục. Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết giá trị sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai tro

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: Du lịch vùng Đông Bắc chưa xứng tiềm năng

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, trong phiên chất vấn tại hội trường chiều 31/10, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã trả lời câu hỏi về giải pháp giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số; vấn đề liên kết vùng trong khai thác và phát triển du lịch. Thiếu ngân sách bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội Hồ Thị Kim Ngân (Bắc Kạn) liên quan đến vấn đề bảo tồn di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định đây là một chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, được Bộ đã, đang và sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện. Một trong những giải pháp cơ bản là tiến hành điều tra, kiểm kê để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trong đồng bào dân tộc thiểu số. Bộ trưởng nêu rõ đến nay đã có 134/271 di sản văn hóa phi vật thể của cả nước đã đưa

Xác định trách nhiệm quản lý nguồn thải của từng địa phương

Sáng 31/10, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội tiếp tục hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã trả lời một số câu hỏi của đại biểu Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ của bộ máy thanh tra ngành; việc xác lập quyền sở hữu tài sản đầu tư trên đất; công tác làm sạch và bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy. Phối hợp thông suốt trong thanh, kiểm tra quản lý, sử dụng đất đai Đại biểu Quốc hội Lữ Thanh Hải (Khánh Hòa) nêu vấn đề về việc thời gian gần đây xảy ra nhiều sai phạm trong quản lý Nhà nước về đất đai, giao đất, thu hồi đất, thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, lấn chiếm mặt nước biển trái phép… Các cơ quan chức năng, Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc, kịp thời xử lý, chấn chỉnh. Mặc dù vụ việc liên quan đến công tác quản lý đất đai, vi phạm, song đại biểu cho rằng, ít thấy thanh tra ngành Tài nguyên và Môi trường vào cuộc để kịp thời ngăn chặn, xử lý. Từ đó, đại biểu Lữ Thanh Hải